Tư tưởng và ý nghĩa của kiếm đạo Nhật Bản
Tư tưởng và ý nghĩa của kiếm đạo Nhật Bản
Tư tưởng và ý nghĩa của kiếm đạo Nhật Bản
Tư tưởng và ý nghĩa của kiếm đạo Nhật Bản
Tư tưởng và ý nghĩa của kiếm đạo Nhật Bản
Tư tưởng và ý nghĩa của kiếm đạo Nhật Bản
Danh mục
Tin tức
Nên Chọn Đi Nhật Làm Việc Theo Diện Nào?
Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với nền văn hóa độc đáo và các sản phẩm công...
5 Lý Do Khiến Đi Nhật Làm Việc Không Chỉ Để Kiếm Tiền
Khi nói đến việc làm việc tại Nhật Bản, nhiều người thường nghĩ ngay đến mục...
Việt Nam đề nghị Nhật Bản tăng tiếp nhận thực tập sinh
Ngày 5/12, trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakaru,...
4 Yếu Tố Quan Trọng Giúp Lao Động Việt Nam Thành Công Tại Nhật Bản
Khi quyết định làm việc tại Nhật Bản, người lao động không chỉ cần sẵn sàng...
Tin tức
Tư tưởng và ý nghĩa của kiếm đạo Nhật Bản
Kiếm đạo – được hiểu là đạo dùng kiếm, là một môn thể thao võ thuật, được phát triển từ môn kiếm thuật cổ truyền của Nhật Bản là Kenjutsu. Với sự kết hợp của giá trị văn hóa và giá trị tinh thần, kiếm đạo Nhật Bản vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay và được xem là nét văn hóa tinh thần độc đáo của người dân xứ Phù Tang.
Để tập luyện Kendo cần kết hợp với bộ trang phục truyền thống của Nhật, bộ giáp để bảo vệ cơ thể cùng với đó là một thanh kiếm tre. Khi tập luyện thường đi kèm với những tiếng thét và bước dậm chân mạnh để tạo áp lực đối với đối phương.
Tư tưởng của nghệ thuật kiếm đạo Kendo
Kendo được hiểu là “đạo của kiếm sĩ” với tư tưởng rèn luyện nhân cách con người qua nguyên tắc sử dụng cây kiếm. Mục đích của tập luyện Kendo chính là nâng cao thể lực, tinh thần cũng như phát triển văn hóa Nhật Bản, tính cách, trau dồi nghị lực.
Về cơ bản, kiếm đạo được thể hiện trong 4 chữ Khí, Kiếm, Thể, Nhất. Khí là khí công, kiếm là vũ khí, thể là thể lực và nhất là hợp nhất. Luyện Kendo phải làm sao cho chân khí nhập vào kiếm, phối hợp với sức mạnh cơ thể để những uy lực đó trở thành một.
Một kiếm sĩ Kendo thượng thừa dường như không bao giờ tuốt kiếm ra khỏi vỏ vì chỉ nhìn tư cách của họ, kẻ đối diện thường sẽ bị khuất phục. Lúc chẳng đặng đừng, một kiếm sĩ Kendo thượng thừa chỉ vừa tuốt kiếm ra khỏi vỏ, thậm chí chưa tuốt hết khỏi vỏ thì đối phương có thể ngã gục. Đường kiếm nhanh hơn cả tia chớp. Khi võ sĩ Kendo vung kiếm, nghe tiếng gió lướt đi, người ta cũng có thể biết được trình độ của võ sĩ ấy. Càng ở cấp càng cao, võ sĩ Kendo càng thủ thế lâu và lặng lẽ.
Ý nghĩa của kiếm đạo Nhật Bản
Người học Kendo không chỉ được luyện tập về kỹ thuật mà còn hướng đến một lẽ cao hơn, đó là Đạo. Cũng vì thế mà ngay từ khi nhập môn, võ sĩ Kendo đã được truyền dạy 5 đức tính:
-Nhân đức: học Kendo để thực hiện mục tiêu nhân đức, tự cảm hóa và cảm hóa cho người khác, hướng đến sự nhân hậu;
-Công bằng chính trực: bênh vực những kẻ cô thế, công bằng và tôn trọng lẽ phải;
-Tư cách cao thượng: giữ mình ở trên những hận thù nhỏ nhen;
-Trí tuệ minh mẫn: nhận định được lẽ phải và sự tốt đẹp ở đời;
-Trung tín: luôn có lòng trung thành với mục tiêu cao cả, với đạo lý và giữ chữ tín ở đời.
Theo thời gian, môn Kendo đã ngày càng phát triển cũng như đào tạo ra những võ sĩ đạo, những anh hùng của đất nước. Tạo nên những hình tượng đẹp để cho thế hệ sau noi theo. Còn nghệ thuật kiếm đạo Nhật Bản Kendo thì đã trở thành nét văn hóa đặc sắc nổi tiếng trên toàn thế giới.