Lối sống tối giản của người Nhật (Danshari)
Lối sống tối giản của người Nhật (Danshari)
Lối sống tối giản của người Nhật (Danshari)
Lối sống tối giản của người Nhật (Danshari)
Lối sống tối giản của người Nhật (Danshari)
Lối sống tối giản của người Nhật (Danshari)
Danh mục
Tin tức
Tư cách lưu trú ngày 13/05/2024 & 14/05/2024
Chúc mừng 08 học viên AMC có tư cách lưu trú Nhật Bản (COE) ngày 13/05/2024 & 14/05/...
Tư cách lưu trú ngày 08/05/2024
Chúc mừng 04 học viên AMC có tư cách lưu trú Nhật Bản (COE) ngày 08/05/2024
Tư cách lưu trú ngày 03/05/2024
Chúc mừng 05 học viên AMC có tư cách lưu trú Nhật Bản (COE) ngày 03/05/2024
Thông báo lịch nghỉ lễ 30/04 - 01/05
Công ty CPĐTQT AMC trân trọng thông báo lịch nghỉ Lễ 30/04 - 01/05
Tin tức
Lối sống tối giản của người Nhật (Danshari)
Lối sống tối giản của người Nhật (Danshari)
Theo nhiều nguồn tài liệu, lối sống tối giản của người Nhật được gọi là Danshari. Đây được hiểu là cách giải thoát áp lực vô hình cuộc sống vật chất hiện đại lên tinh thần con người. Lối sống này đang là trào lưu ở Nhật, được cho là hệ quả sau những thảm họa thiên nhiên xảy ra ở quốc gia này.
Hiểu một cách đơn thuần, Danshari là cách cắt giảm vật dụng xuống còn mức tối thiểu. Nó là sự kết hợp của 3 ký tự Dan (từ chối), Sha (vứt bỏ), và Ri (tránh xa). Theo đó, Danshari được hiểu là việc không chấp nhận và vứt bỏ hết những thứ không cần thiết vào cuộc sống và thoát ra khỏi những ám ảnh về vật chất. Cốt lõi của việc làm này là để được hạnh phúc, bình an và tự do đón nhận mọi điều trong cuộc sống.
Lối sống tối giản của người Nhật – Danshari được thể hiện bằng những căn phòng chứa đựng những vật dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, khi các loại đồ đạc được “cắt giảm” hầu như toàn bộ, những vật dụng lặt vặt và lỉnh kỉnh trong không gian sống – một căn nhà “trống trơn”. Và điều này khiến cho tinh thần của họ được trở nên khoáng đạt và thoải mái.
Danshari được kết hợp từ Dan- Sha – Ri
- Dan – Từ chối
Yếu tố đầu tiên của lối sống tối giản đó là “sự từ chối”:
Giảm thiểu mua sắm: chỉ mua những món đồ thật sự cần thiết để giảm thiểu tác động tới môi trường, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng lên cuộc sống của người khác.
Thay vì đi mua quà, hãy tìm những món quà thay thế: trao đổi quà từ những đồ có sẵn, yêu cầu tặng đồ từ thiện cho một ai đó/ tổ chức nào đó thay vì nhận quà.
Loại bỏ thư rác: không tùy tiện cung cấp thông tin cho những cửa hàng, không nhận thư từ tạp chí online, khuyến khích thanh toán qua mạng để tiết kiệm thời gian cũng như giấy tờ.
Nói KHÔNG với hàng miễn phí nếu không thật sự cần thiết.
- Sha – Vứt bỏ
Được hiểu là việc loại bỏ một phần lộn xộn trong thói quen hàng ngày. Bạn cần chắc chắn đảm bảo rằng sự lộn xộn và đống dư thừa sẽ “nằm trong tầm kiểm soát” của mình:
Mỗi ngày, hãy thử “trừ khử” ít nhất một đồ vật đã lâu không dùng đến, chẳng hạn một đôi tất quá cũ, một cuốn sách mua về nhưng không đọc hay một cái áo không vừa…Không nhất thiết phải vứt bỏ hoàn toàn vì nhiều món đồ dùng được có thể đem làm quà tặng.
“Giải phóng” tủ quần áo. Chỉ giữ lại những món đồ bạn thích và hay sử dụng nhất, bỏ đi những món đồ cả năm không đụng đến.
“Đơn giản hóa” dụng cụ bếp. Tương tự như tủ quần áo, hãy bỏ đi những thứ bạn không cần dùng đến trong nhà bếp.
- Ri – Tách biệt
Được hiểu là việc tách bản thân khỏi những cám dỗ vật chất, rời xa cuộc đua hào nhoáng ngoài xã hội và quay trở về với chính bản thân mình.
Nói lời tạm biệt với chúng, nâng niu quan điểm “ít hơn là nhiều”
Trân trọng không gian hơn đồ vật
Hài lòng với những gì mình có hơn là khao khát những gì bạn được tặng.
Danshari – Càng đơn giản, càng hạnh phúc, nếu ngay lúc này đây bạn cảm thấy cuộc sống bản thân mình quá bề bộn, nặng nề thì tại sao lại không thử “Danshari”?